Tai Nghe HyperX Cloud Stinger
Bắt đầu đươc biết đến tại Việt Nam vào quý 4 năm 2014, các dòng tai nghe HyperX gaming bước đầu mới chỉ xuất hiện gaming headset mà mở đầu là HyperX Cloud (sau đó là bản Cloud Core rút bớt phụ kiện nhưng vẫn giữ nguyên tai nghe), rồi HyperX Cloud 2 có soundcard đi kèm, cùng đời cuối là Cloud Revolver/Revolver S. Sự xuất hiện của Cloud Stinger là một nhân tố nổi bật đánh vào thị trường hàng thương hiệu ngon giá rẻ (1.250.000 VND)
Stinger vốn có nghĩa chung là côn trùng có nọc độc, cái tên hàm ý là một cú “chích” tê tái vào đối phương, nghe có vẻ rất “nhói”!
Thông số cơ bản
- Driver: Dynamic, 50mm with neodymium magnet
- Type: Circumaural, Closed back
- Frequency response: 18Hz-23,000Hz
- Impedance: 30 Ω
- Sound pressure level: 102 ± 3dBSPL/mW at 1kHz
- T.H.D.: < 2%
- Input power: Rated 30mW, Maximum 500mW
- Weight: 275g
- Cable length and type: Headset (1.3m) + Extension Y-cable(1.7m)
- Connection: Headset - 3.5mm plug (4 pole) + extension cable - 3.5mm stereo and mic plugs
Microphone:
- Element: Electret condenser microphone
- Polar pattern: Uni-directional, Noise-canceling
- Frequency response: 50Hz~18,000Hz
- Sensitivity: -40 dBV (0dB=1V/Pa,1kHz)
Thiết kế và tính năng
Tai nghe HyperX Cloud Stinger là loại headset gaming có microphone dạng xoay 135 độ tích hợp, ear pad (đệm tai) hình ovan trùm tai và ear cup (củ tai) có thể xoay được 4 chiều để ôm sát đầu một cách thoải mái. Đệm đầu thiết kế liền khối và ôm sát đầu người dùng.
Chiều xoay dọc chỉ có một khoảng rất nhỏ thế này nhưng lại rất quan trọng để ôm trọn khung đầu, tai trong mọi trường hợp.
Tai HyperX Cloud Stinger có chiều xoay ngang có góc xoay 90 độ, chức năng này ngoài việc ôm khít đầu thì cũng giúp anh em đi onlan bỏ vào balo lẫn với các gear khác tiện lợi rất nhiều.
Khối lượng nhẹ do đa phần chất liệu là nhựa nhưng gọng của tai vẫn làm bằng kim loại để đảm bảo bộ khung cứng cáp cho người dùng. Mỗi khấc kéo ra đều rất chắc chắn, khi kéo giãn 2 bên để chụp lên đầu không dính hiện tượng gọng bị chờn khấc rồi co rút lại (mà ở một số tai nghe trước đây tôi dùng rất hay bị).
Ear pad (đệm tai) bọc da và mút bên trong rất mềm, anh em xài có thể đeo cả ngày vẫn cứ là êm ái. Độ mềm rất hợp lý tránh được hiện tượng quá mềm dẫn đến khung nhựa cứng bó vào đầu gây mỏi.
Với đệm da này cùng với thiết kế kín của tai nghe HyperX giúp cách âm cực mạnh. Mạnh thế nào thì tôi có thể ví dụ là khi bạn chơi game bạn sẽ gần như không thể biết ngoài trời đang có mưa rào. Ưu điểm cách âm này cũng có thể là nhược điểm : khi bạn đi onlan với bạn bè, ngay cả việc ngồi cách nhau chưa đến 1 mét nhưng nói chuyện bình thường sẽ gần như không nghe thấy gì, buộc phải dùng voice in-game. Trong trường hợp này những tai thuộc dạng “half-close air” (như Cloud Revolver) lại có lợi thế hơn.
Đây là một bên driver 50mm của Tai nghe HyperX Cloud Stinger sau khi tôi tháo ear pad.
Microphone tích hợp xoay 135 độ, tôi cực kỳ ưng thiết kế này vì khi cần ta có thể gạt lên gọn gàng một cách nhanh chóng, đồng thời microphone sẽ được OFF (bạn sẽ thấy tiếng “tạch” khi mic chạy qua công tắc on/off này). Với nhưng gamer hay đi onlan và ăn uống tai chỗ thì thiết kế này giúp gọn gàng không chê vào đâu được. Hoặc các streamer sẽ ý thức được việc bật/tắt microphone khi đang stream, do thiết kế truyền thống của tai nghe gaming là bật/tắt ở công tắc tích hợp trên dây nguồn nên đôi khi quên bật mic là trên stream khán giả sẽ được nghe bài “the sound of silence” luôn.
Icon off-microphone này chú thích cho chúng ta biết: khi gạt microphone lên theo chiều mũi tên và che khuất icon, voice sẽ được tắt.
Thêm một thiết kế tích hợp khác cực kỳ tiện dụng: chiết áp tăng/giảm volume được tích hợp ngay trên ốp tai bên phải. Bạn chỉ cần đặt tay lên và “di”, không phải mò mẫm công tắc tích hợp trên dây nguồn đang rơi rớt lủng lẳng ở đâu đó nữa, nhất là khi chơi game vào ban đêm.
Dấu ấn các loại Tai nghe HyperX như thường lệ được dập chìm to và rõ ràng trên khung đầu, vì không phải bọc da như các headset đời cao hơn cùng hãng nên logo được dập thẳng vào khung nhựa.
Logo “HX” màu đỏ ấn định ở 2 bên ốp tai. Nhìn qua chi tiết ảnh anh em cũng có thể thấy chất liệu nhựa sần màu đen ở Cloud Stinger khá là kém về chất, bề mặt nói chung không mịn màng một cách ngon lành như kiểu nhựa ở headset đời cao hơn là Cloud Revolver.
Đầu dây liền ốp tai được làm dày và dài chống gãy, anh em cứ thoải mái mà cuộn dây nhét balo.
Vì là dòng giá rẻ nên dây cũng chỉ được bọc 1 lớp cao su, không được bọc dù chống đứt.
Phụ kiện đi kèm duy nhất đó là dây nối dài 1,7m kiêm cổng chuyển 1 thành 2 phục vụ cắm PC và các thiết bị dùng 2 cổng audio và microphone riêng biệt. Về cơ bản Cloud Stinger cũng giống như các headset khác cùng hãng được thiết kế dây liền chỉ có 1 đầu 3.5mm tích hợp cả audio lẫn microphone (phục vụ cắm macbook, điện thoại hay các thiết bị dùng cổng cắm tích hợp).
Đây là một thiết kế rất tiện lợi vì khi cắm vào các thiết bị sử dụng 1 cổng tích hợp thường là các thiết bị di động, và độ dài đoạn dây liền tai nghe là vừa đủ dùng không gây vướng, trong khi cắm vào PC thì ta sẽ cần một đoạn dây nối dài hơn. Cuối cùng là dây nối dài này cũng chẳng được bọc dù.
Trải nghiệm thực tế tai nghe HyperX Cloud Stinger
Ở đây tôi sẽ test về in-game CS:GO, Overwatch là chủ yếu, thứ yếu là sẽ test thêm vấn đề kiêm nhiệm nhạc nhẹ.
IN-GAME: COUNTER-STRIKE: GLOBAL OFFENSIVE
Bass cực ít, hơi thiên treb nhưng không chói, nghe rất clear ở tiếng súng nổ và footstep đồng thời.
Âm trường
So với cái kiểu âm trường “nở” giống mấy anh Cloud/Cloud 2 thì Stinger cũng có nhưng khá là ít, đâm ra dễ quen hơn hẳn.
Âm trường “nở” nghĩa là không gian chứa âm thanh bạn có cảm giác rộng hơn bình thường, bạn nghe địch chạy tưởng đang còn khá xa nhưng thực ra địch đã đến gần sát sườn.
Âm hình
Test ở trong CS:GO tôi đánh dấu những gì tôi nghe thấy bằng hình thoi màu xanh trong từng ảnh. Về cơ bản Stinger bắt khá dính các nguồn âm chuyển động, không khó để xác định địch ở đâu.
Nguồn âm phía bên cạnh:
Cùng một mặt phẳng Stinger xác định nguồn âm rất dính, sau khi bấm Print Screen hình này là địch ra sấy tôi khô xác luôn.
Nguồn âm phía trước:
Xác định cũng khá dính, cơ mà trong trường hợp này là lỗi của âm trường hơi nở 1 tí tẹo. Chụp cái ảnh này xong tôi tiếp tục bị bắn sấp mặt.
Nguồn âm chéo phía dưới:
Trường hợp này thì lại chuẩn 100% vì tôi thấy tiếng trong hầm đang bem nhau phấn khởi.
Nguồn âm chéo phía trên:
Pha này test hơi hardcore vì địch ở phía short-catwalk, chạy ra mid thì thấy đúng là ở trên đang bắn nhau ầm ĩ thật. Tuy nhiên tôi vẫn có cảm giác bắt nguồn âm vẫn không chuẩn 100% ở trường hợp này.
Nguồn âm di chuyển chiều ngang:
Trường hợp này là tôi ưng nhất vì bắt chuyển động rất dính, địch chạy đến đâu là nghe rõ footstep rót vào tai đến đấy. Rất clear.
- 1.400.000đ